Giữ gìn lửa nghề mây tre đan truyền thống tại Thái Bình

Thái Bình – quê hương 5 tấn với rất nhiều làng nghề truyền thống lâu đời nức tiếng khắp cả nước. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển,với các mốc thăng trầm và thay đổi của xã hội, có những làng nghề bị mai một, nhưng cũng có làng nghề vẫn gìn giữ được nét tinh hoa truyền thống. Xã Thượng Hiền với nghề mây tre đan là một làng nghề như thế. Hãy cùng Mây Phúc Linh ghé thăm làng nghề này nhé!

 

Giữ gìn lửa nghề mây tre đan truyền thống tại Thái Bình

 

Đến xã Thượng Hiền không khó để chúng ta có thể nhìn thấy những hình ảnh người già,

trẻ nhỏ ngồi quây quần cùng nhau đan lát.

 

 Cha truyền con nối

 

Làng nghề mây tre đan cũng là một trong những làng nghề truyền thống của người Thái Bình,

xuất hiện từ thế kỷ 18. Làng nghề mây tre đan hình thành từ thời nhà Nguyễn và hiện vẫn còn được

duy trì và phát triển cho tới ngày hôm nay. Không chỉ được bày bán trong nước mà các sản phẩm mây

tre đan của Thái Bình còn được xuất khẩu đi nước ngoài và phát triển theo mô hình “vết dầu

loang” vô cùng hiệu quả. Hiện nay vẫn còn rất nhiều hộ gia đình làm mây tre đan tại làng nghề

này, có những gia đình đã làm nghề qua 5 – 6 thế hệ.

 

Đan mây không nặng nhọc nên người dân có thể tranh thủ lúc nông nhàn,

Niềm vui của người dân làng nghề mây tre đan Thượng Hiền là có việc làm

thường xuyên và thu nhập ổn định.  Vào thời gian này, vừa thu hoạch lúa xuân

vừa tranh thủ sớm tối đan lát, mỗi tháng một người cũng đạt thu nhập 3 – 4

triệu đồng. Nhiều bà con chuyên tâm làm nghề, thu nhập có thể lên tới 6 triệu đồng/người/tháng.

 

Tính đến nay thì làng nghề truyền thống ở Thượng Hiền

đã có tuổi đời hơn 200 năm. Với đội ngũ lao động cực kỳ giỏi,

để đảm bảo chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của các

nhà sản xuất,xuất khẩu, các doanh nghiệp trong làng nghề

vẫn thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn và dạy thêm những kỹ thuật đan cho từng loại sản phẩm mới của mỗi đơn hàng.

 

 Nghề xưa sống tốt

 

Là một huyện có rất nhiều làng nghề nổi tiếng được cả nước biết đến như làng nghề chạm bạc Đồng Xâm (trên 600 năm tuổi); làng nghề mắm cáy, mắm rươi Hồng Tiến; dệt đũi Nam Cao; dệt thảm len Vũ Trung; chế biến cói ở Hòa Bình, Quang Lịch; làm móc lưỡi câu ở Tây Sơn, Nam Bình… 

Tuy nhiên thì theo như khảo sát đánh giá thực trạng hiện nay thì  hiện nay toàn huyện chỉ còn 22 làng nghề còn giữ vững các tiêu chí; 15 làng nghề khác đang mai một hoặc không còn là nghề chính. Đáng mừng là làng nghề mây tre đan Thượng Hiền nằm trong số làng nghề đang phát triển, giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương.

 

Làng nghề mây tre đan Thượng Hiền vẫn luôn còn đó những người con yêu nghề, giữ nghề và đam mê với nghề. Họ luôn mong muốn nghề này được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

 

Trải qua bao nhiêu năm thì Thượng Hiền vẫn giữ được nét đặc trưng của vùng quê Bắc Bộ, ở nơi đây nghề mây tre đan vẫn là một nghề chủ yếu, đem lại nguồn thu nhập, thay đổi cuộc sống của người dân nơi đây.

Có thể nói dù ngoài kia có thay đổi, ồn ào vội vã thế nào đi nữa thì khi đặt chân đến Thượng Hiền chúng ta sẽ liền có ngay một cảm giác thư thái, yên bình, chắc có lẽ bởi vì nơi đây vẫn giữ đầy đủ tinh hoa văn hóa từ xa xưa cha ông để lại. Có lẽ điều thay đổi lớn nhất chính là chất lượng của các sản phẩm mây tre nơi đây ngày càng tốt hơn,đẹp hơn, được sự yêu quý của mọi người nhiều hơn.

Mây Phúc Linh  nằm ở Thôn Trung Quý, Xã Thượng Hiền, Huyện Kiến Xương, Tỉnh Thái Bình, chúng tôi tự hào là một người con của làng nghề mây tre đan, nơi lưu giữ đầy đủ nét đẹp, tinh hoa văn hóa dân tộc. Nếu như các bạn có dịp ghé thăm Thượng Hiền, mời bạn ghé thăm công ty của chúng tôi để cảm nhận nét đẹp của các sản phẩm mây tre nơi đây nhé!

Leave a comment